Nghệ thuật kể chuyện cho Thiếu Nhi

19:28 |

Nghệ thuật kể chuyện cho Thiếu Nhi . Nếu bạn biết áp đụng những cách này thì bạn sẽ trở thành người kể chuyện tuyệt vời



Các em nhỏ rất thích nghe chuyện cổ tích, truyện thiếu nhi. Thế giới của các em đầy những câu chuyện cổ tích thần thoại, những câu chuyện hay đẹp. Đó là một thực tế không thể chối cãi. Phải chăng những câu chuyện từ thời thơ ấu vẫn luôn đậm nét trong tâm hồn chúng ta.
Câu chuyện là cách hay nhất để dẫn các em tới những hành động tốt đẹp. Nhiều khi chúng ta thao thao bất tuyệt để giảng một bài Giáo Lý đã dọn sẵn nhưng các em tiếp thu chưa tốt. Nhưng nếu biết vận dụng một câu chuyện kể phù hợp thì sẽ gây được hứng thú nghe và sẵn sàng làm theo những gì chúng ta đề nghị
Bài giáo lý được trình bày theo lối quy nạp. Vì thế trong bài giảng này thường lấy một câu chuyện cụ thể để làm khởi điểm, rồi dựa vào câu chuyện để trình bày đề tài giáo lý.
I- TÁC DỤNG CỦA KỂ CHUYỆN
- Nhằm mục đích giáo dục đức tin, câu chuyện dùng làm phương thế dẫn tới Tin Mừng và truyền đạt Tin Mừng.
- Giúp cho các em tiếp thu kiến thức cần truyền đạt một cách dễ dàng,
- Kích thích sự hứng thú học tập của trẻ vì kể chuyện là món ăn tinh thần không thể thiếu của các em, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
- Không khí buổi học sinh động, vui tươi, thu hút sự chú ý của các em
- Bài học được rút ra từ câu chuyện sẽ làm cho trẻ ghi nhớ lâu hơn một bài học thông thường
1. Những chuyện thường nhật hoặc thời sự
Những việc xảy ra hằng ngày, những biến cố có tính thời sự cũng có thể đưa vào làm khởi điểm để suy nghĩ về một đề tài giáo lý. Tuy nhiên, việc lựa chọn những chuyện này khó hơn. Cần hội đủ hai điều kiện:
·         Thích hợp, hoặc ít nhất cũng không mâu thuẫn với chủ đề tôn giáo.
·         Có thể từ câu chuyện chuyển sang đề tài giáo lý một cách dễ dàng, không gượng ép giả tạo.
II. CÁCH THỰC HIỆN
1. Nắm vững chủ đích
Kể chuyện trong giờ giáo lý không nhằm mục đích mua vui hay giải trí. Câu chuyện được dùng làm phương thế dẫn tới việc truyền đạt nội dung. Vì thế phải lựa chọn những câu chuyện phù hợp để qua đó lồng vào bài học, những kiến thức cần truyền đạt,
2. Nội dung chuyện kể
Cũng vì nhằm mục đích mới xác định ở trên, nên phải nắm vững nội dung câu chuyện, tránh: đầu Ngô mình Sở, tránh những nội dung thần thoại, mê tín dị đoan mà cần phải quy về quyền năng Chúa.
Nội dung câu chuyện phải được trình bày một cách sống động, ngắn gọn, cụ thể. Cần loại bỏ những chi tiết dư thừa, lan man không trực tiếp liên quan đến vấn đề được trình bày làm trẻ bị phân tâm, không ghi nhớ hết, chỉ giữ những nét có thể làm nổi bật những điểm mình muốn đem áp dụng vào bài giáo lý.
Nội dung chuyện cần làm sáng tỏ điều hay, điều dở để các em so sánh, nhận định và có thể tự rút ra bài học (câu chuyện có kết luận mở)
   3. Cách kể chuyện
- Người kể nắm vững câu chuyện, tránh tình trạng đọc truyện.
- Cần hóa thân vào nhân vật trong chuyện giúp các em dễ bị cuốn hút vào câu chuyện.
- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ.
- Khả năng biểu cảm trong diễn đạt: chất giọng rõ ràng, dễ nghe. Giọng nói thay đổi cao độ, cường độ, trường độ cho phù hợp nhằm làm câu chuyện thêm lôi cuốn. Tuy nhiên cần tránh tình trạng kịch tính. Ngoài ra, các yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt, điện bộ, cử chỉ cũng góp phần lớn cho thành công của câu chuyện.
- Đặt mình vào trình độ người nghe, hiểu được cảm nghĩ của trẻ, theo dõi sát sự chú tâm của trẻ:
· Chúng im lặng theo dõi : câu chuyện cuốn hút trẻ chăm chú nghe.
· Chúng lơ láo, ngáp vặt, nghịch ngầm: chuyện làm chúng chán nản. Cần phải thay đổi bầu khí, thu ngắn chuyện, nêu câu hỏi đàm thoại, băng reo… để lấy lại bầu khí
   -   Sau khi kể xong phải đặt lại câu hỏi với các em , rút ra ý chính , điều cần học tập, hoặc để chuyển tiếp vào bài Giáo Lý
Kể chuyện là một phương pháp hữu hiệu để giúp trẻ tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, hứng thú, nhiều hiệu quả. Điều quan trọng là chúng ta cần nắm vững tâm lý trẻ, chuẩn bị tốt nội dung và nhập tâm làm cho câu chuyện sống động, hào hứng , Có như thế trẻ sẽ tiếp thu tốt và ghi nhớ lâu dài.
Ngoài những thứ nêu trên người kể phải  thuộc nhiều truyện và phải pha thật nhiều trò và hành động làm các em có trí tưởng tượng phong phú.

Mỗi ngày hãy tích lũy cho mình những bài học và câu chuyện bổ ích dành tặng cho các em.

 
Read more…

Truyện thiếu nhi - Ngốc Được Kiện

09:16 |

Truyện thiếu nhi - Ngốc Được Kiện . Blog tổng hợp nhiều truyện thiếu nhi hay dành cho các em học sinh và các em nhỏ tuổi.

Truyện thiếu nhi - Ngốc Được Kiện
Truyện thiếu nhi - Ngốc Được Kiện


Có một anh chàng nọ quá đỗi thật thà nên mọi người gọi anh là thằng Ngốc. Chàng Ngốc khỏe mạnh, yêu đời và lao động giỏi. Anh chàng nghèo khổ, không cửa không nhà phải đi ở muớn cho một tên trọc phú. Anh làm lụng quần quật suốt ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác. Thấy anh này khỏe mạnh, dễ sai bảo nên sau năm năm nghe anh ta đòi tiền công, hắn dỗ dành anh làm thêm cho hắn năm năm nữa. Lại năm năm nữa trôi qua. Thấy anh đòi tiền công để về, lão trọc phú lại dỗ:

      - Mày ở với tao đã lâu thành ra thân tình trong nhà nên tao không nỡ chia tay ngay với mày. Thôi mày ở với tao thêm năm năm nữa rồi tao đưa tiền công cả mười lăm năm ba nén vàng. Lúc đó thì mày tha hồ giàu có.

      Nghe bùi tai, chàng Ngốc lại dồn hết sức làm việc quần quật cho lão trọc phú thêm năm năm nữa. Lần này hết hạn anh một mực đòi thôi việc. Dỗ mãi cũng không được, lão trọc phú bèn mang vàng ra trả. Chàng Ngốc cầm vàng hí hứng đi, mà đâu có biết lão trọc phú đưa cho chàng toàn vàng giả. Có vàng trong tay chàng Ngốc dự định đi ngao du thiên hạ cho thõa lòng mong ước được biết đó biết đây sau bao nhiêu năm lao động nhọc nhằn. Đi được một hồi anh ghé vào nhà một người thợ bạc. Người thợ bạc hỏi cho biết anh là ai và đi đâu, thì chàng Ngốc kể chuyện mình ra sao, được trả công như thế nào. Nhìn mấy nén vàng anh ta khoe, người thợ bạc nhìn là biết vàng giả, nhưng thấy anh chàng này ngốc nên định bụng lừa anh, hắn bảo:

      - Ở chốn thành đô chỉ có nhà quyền quí mới xài được, chớ dân thường thì khó lắm, tốt hơn anh nên đổi ra bạc dễ tiêu lắm. Sẵn đây tôi có mấy nén bạc anh thích thì tôi đổi hộ cho, cứ một vàng ăn hai bạc.

      Nghe có lý chàng Ngốc khẩn khoản xin đổi hộ. Không ngờ lão thợ bạc lại đưa cho sáu thỏi chì giả bạc. Chàng Ngốc cầm lấy cảm ơn rối rít và lại lên đường.

      Đến một nơi khác trên đường tới kinh đô anh chàng gặp một thợ giày. Mãi nói chuyện vui miệng với người đó anh kể là mình có sáu thỏi bạc. Hắn biết là bạc giả song đang cần chì nên gả đổi lấy một nghìn tờ giấy, hắn chỉ vào thứ lụa giả của mình và bảo:

      - Đây là thứ "lụa đinh kiến" quý lắm, anh nên đem tới kinh đô bán, cứ mỗi vuông lấy một quan tiền thì tha hồ mà tiêu.

      Nghe bìu tai chàng Ngốc đồng ý ngay. Khi ngang qua trường học thấy một người học trò đang chơi chong chóng bằng giấy xanh mà cả đời anh chưa thấy bao giờ nên thích lắm bèn tới xem và hỏi:

      - Cái gì thế này?

      Cậu học trò láu lỉnh nói đùa:

      - Đây là cái "thiên địa vận" dùng nó có thể biết được việc trời đất, mọi việc thế gian đều tỏ tường, nó quý lắm vì điều gì cũng đoán được trước.

      Chàng Ngốc nghe vậy bèn gạ đổi lấy một nghìn vuông "lụa đinh kiến" của mình. Cậu học trò tất nhiên là đồng ý luôn.

      Với thiên địa vận trong tay, chàng Ngốc nghĩ đã đến lúc được mọi người sẽ kính phục hết nhẽ. Qua một cánh đồng rộng chàng Ngốc thấy đám trẻ chăn trâu đang chơi một con niềng niễng lớn có đôi cánh xanh đỏ rất đẹp. Tò mò anh lại xem. Bọn chúng không muốn cho anh xem nên chúng nói dóc cho anh hốt hoảng.

      - Anh tránh ra đi, đây là "ngọc lưu ly" quý hiếm lắm. Đeo nó vào thì hè mát, đông ấm, đến đức vua cũng chưa chắc đã có.

      Chàng Ngốc nghe vậy nghĩ là không ngờ trên đời lại có của quý đến thế, quý tới mức đến đức vua cũng chưa có. Anh chàng bèn đem "thiên địa vận" của mình ra gạ đổi, lũ chăn trâu thấy chong chóng đẹp nên bằng lòng đổi. Chúng bỏ con niềng niễng vào túi còn thắt miệng lại dặn chàng Ngốc:

      - Lúc nào về đến nhà thì mở xem. Không thì ngọc bay mất đấy.

      Được viên ngọc quý rồi chàng Ngốc định bụng vào triều dâng vua để được ngắm cảnh vương triều. Nhưng tới cửa ngọ môn thì chàng ta bị lính gác chận lại. Chàng Ngốc than vãn:

      - Tôi đi ở thuê, làm mướn những mười lăm năm trời vất vả mới được ba nén vàng, rồi đổi lấy sáu thỏi bạc, đến một ngàn vuông "lụa đinh kiến", đến cái "thiên địa vận", cuối cùng "viên ngọc lưu ly", tôi định dâng vua viên ngọc quý đó, vậy cớ sao không cho tôi vào.

      Lúc đó có một gian thần đi ngang qua nghe chàng Ngốc nói có hột ngọc lưu ly hắn liền nổi lòng tham bèn nhận lời dẫn chàng Ngốc vào bái kiến, hắn bảo anh cứ tạm thời chờ ở cửa. Cầm được cái túi, tên quan thấy có cái gì đó tròn tròn ở trong thì khấp khởi mừng lắm. Hắn bước qua ngưỡng cửa hoàng cung bèn giở ra xem thực hư như thế nào để tìm cách chiếm đoạt. Ai dè mở túi ra nó bay vụt đi mất.

      Chàng Ngốc thấy vậy túm lấy tên quan bắt đền. Anh giơ tay đánh trống ở cửa hoàng cung vang lên. Bọn lính kéo anh ra cửa đánh. Chàng khóc ầm ĩ. Thấy động, vua sai người ra dẫn chàng Ngốc vào hỏi sự tình. Ngốc tâu:

      - Muôn tâu bệ hạ, tôi đi ở mười lăm năm được ba nén vàng, rồi sáu nén bạc, rồi một ngàn vuông "lụa đinh kiến", rồi cái "thiên địa vận" mới được hòn "ngọc lưu ly" để đem vào dâng bệ hạ, thế mà cái ông quan kia mở túi làm viên ngọc bay mất. Xin ngài thương rủ lòng thương xử cho con với.

      Tên gian thần thì ra sức chối cãi, song nhà vua vẫn phán:

      - Tên dân này đem hòn ngọc lạ dâng ta. Đó là ý tốt. Để mua viên ngọc đó hắn tốn bao nhiêu công sức và tiền của, vậy kẻ làm mất viên ngọc không chỉ có tội với ta, mà còn phải bồi thường cho người có ngọc đủ số chi phí để có viên ngọc quý đó.

      Đoạn vua quay sang nói với chàng Ngốc:

      - Trẫm ban cho ngươi một chức quan nhỏ để thưởng công cho lòng trung hiếu với trẫm.

      Chàng Ngốc sướng đến run người, chàng nhận đủ số tiền bồi thường và vui vẽ đi nhận chức quan mà vua đã ban cho chàng.

Các bạn đang đọc truyện thiếu nhi  Ngốc Được Kiện
Read more…

Truyện thiếu nhi - Ba Phần Gia Tài

09:07 |

Truyện thiếu nhi - Ba Phần Gia Tài. Bạn muốn tìm truyện thiếu nhi hay .Hãy đọc tại atruyencuoi.blogspot.com.Nơi cập nhật nhiều truyện thiếu nhi hay nhất.

 
Truyện thiếu nhi - Ba Phần Gia Tài
Truyện thiếu nhi - Ba Phần Gia Tài

Ngày xưa ở Trung Quốc có Cao Biền rất giỏi nghề địa lý. Những phép hô thần tróc quỷ, ông đều thông thạo. Tiếng đồn vang khắp nơi. Hoàng đế Trung Quốc nghe tiếng, liền triệu Biền vào cung, ủy thác cho việc kiếm một ngôi đất xây dựng lăng tẩm. Cao Biền vâng lệnh và sau năm năm tìm tòi, hắn đã kiếm được một kiểu đất quý mà theo hắn có thể giữ ngôi nhà Đường vững như bàn thạch.
Sau khi công việc hoàn thành, hoàng đế rất khen ngợi, sai ban rất nhiều vàng bạc cùng phong tước lớn cho Biền. Nhưng Biền vốn biết trong kho tàng của hoàng đế có một ngòi bút thần có phép mầu nhiệm mà chính hoàng đế và cả triều thần không một ai biết cả. Vì thế Biền không nhận vàng, hắn nói: Tâu bệ hạ, hạ thần không muốn lấy vàng bạc của bệ hạ. Chỉ muốn xin một kho trong trăm ngàn kho đồ dùng của bệ hạ bằng cách là để hạ thần rút trong chùm chìa khóa, nhằm chìa kho nào thì được phép lấy kho ấy.
 Hoàng đế nghe nói, hơi ngạc nhiên nhưng vốn trọng tài Biền, lại thấy ý kiến hay hay nên vui lòng để cho hắn làm chuyện may rủi xem thử thế nào. Quả nhiên kho mà Biền chỉ, đúng là kho đựng toàn bút lông dùng cho triều đình. Khi được sử dụng hàng vạn cây bút lông, hắn mang đến một hòn đá, lần lượt đem ra chọc mạch từng ngòi lông vào đá. Nhưng chẳng có ngòi nào được toàn vẹn. Mỗi lần thấy tòe ngòi, hắn lại vứt đi và tiếp tục chọc ngòi khác vào đá. Cứ như thế cho đến lúc trong kho sắp vơi cả bút thì bỗng có một quản bút chọc thủng vào đá mà ngòi lông còn nguyên vẹn, Biền mừng quá, reo lên:
 Ta tìm được ngòi bút thần rồi! Biền liền cầm bút thần vẽ thử một con rồng lên mặt tường, chừa hai con mắt. Đến khi điểm nhãn, rồng tự nhiên cuộn mình được và tách ra khỏi bức tường. Rồi rồng vụt lên trời xông vào đám mây trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Biền lại vẽ thêm nhiều con vật khác và những con vật ấy đều họat động không khác gì những con vật có thật. Rồi đó Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm mắt cho diều.
Diều tự nhiên bay lên. Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa ông vút lên trên không. Sau đó Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông, sang đến nước Nam. Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý. Quả nhiên không bao lâu hắn tìm thấy ở gần một con sông, cứ như bây giờ là sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, một huyện đất phát đế vương. Huyện đất ấy quý không đâu bằng mà lại chỉ trong một ngàn ngày là phát. Đó là một cái hàm con rồng lấp dưới nước mà chỉ có con mắt của Biền mới khám phá được. Từ đó, Biền có ý muốn hưởng một cuộc sống sung sướng xa xỉ vào bậc nhất thiên hạ. Nhưng khi nghĩ lại thì hắn rất tiếc là không có con trai mà thân mình thì đã già mất rồi, nếu được làm vua cũng không hưởng được mấy nỗi. Biền mới tính sẽ nhường cho con rể. Nếu nó làm vua thì ông bố vợ của nó tất được bồi phần trọng đãi, mà dòng dõi của con gái mình cũng được hưởng kết quả tốt đẹp đó. Nhưng muốn thực hiện cần phải giữ hết sức bí mật, nếu không sẽ mất đầu như chơi. Nghĩ vậy, hắn trở về Trung Quốc bảo người rể đào lấy hài cốt của cha nó đem sang nước Nam để cải táng. Trong việc này hắn chỉ bàn kín với một người học trò của mình mà thôi.
 Nhưng người học trò mà hắn tin cậy lại muốn miếng đất quý ấy hoàn toàn thuộc phần y hưởng, nên khi được lệnh thầy mang hài cốt thì hắn cũng đào luôn hài cốt của cha mình sang Nam. Bấy giờ hàm rồng đang thời kỳ há miệng. Biền bảo học trò lặn xuống ném gói xương vào giữa miệng rồng chờ cho nó ngậm lại hãy lên. Người học trò đem gói xương của cha mình đánh tráo vào, còn gói xương kia thì bỏ một bên mép. Xong việc đó, Cao Biền bảo người rể chọn năm giống lúa mỗi thứ một thúng mang đến huyệt đất nói trên, sai đào đúng vào chỗ vai rồng thành năm cái huyệt.
Mỗi huyệt hắn sai rấm một thúng lúa rồi lấp đất lại thành năm ngôi mộ. Hắn giao cho chàng rể một ngàn nén hương, dặn mỗi ngày thắp một nén, đúng hai năm chín tháng mười ngày thì tự khắc quân gia dưới huyệt nhất tề dậy cả. Dặn đâu đấy, Biền trở về Trung Quốc. Thời gian trôi qua. Hôm ấy chỉ còn mười ngày nữa là hết hạn công việc mà Cao Biền đã dặn, thì tự nhiên người con gái của hắn ở nước Nam đẻ luôn một lúc ba người con trai mặt mũi kỳ dị.
 Vừa mới sinh ra, ba đứa đã biết đi biết nói: Một đứa mặt đỏ tay cầm ấn, một đứa mặt màu thiếc, một đứa mặt màu xanh đều cầm dao sáng quắc. Cả ba đức nhảy tót lên giường thờ ngồi, đòi đem quân để thu phục thiên hạ. Người nhà ai nấy xanh mặt. Chỉ trong một buổi tiếng đồn rầm lên. Mọi người thấy sự lạ đổ tới xem như đám hội. Người rể của Biền sợ quá, bảo vợ: - Mày đẻ ra ma quỷ, nếu không sớm trừ đi thì khó lòng sống được với triều đình. Chẳng qua cha mày làm dại, nên mới sinh ra như thế. Rồi đó hắn chém tất cả. Trong lúc bối rối, người nhà của hắn vì lầm nên đốt tất cả nén hương còn lại. Tự dưng đất chuyển động. Ở dưới năm ngôi mộ có tiếng rầm rầm mỗi lúc mỗi lớn.
Thế rồi nắp mộ tung ra, bao nhiêu quân gia dưới đó nhảy lên. Nhưng vì còn non ngày nên người nào người nấy sức còn yếu, đứng chưa vững, ai nấy đều bổ nghiêng bổ ngửa, cuối cùng chết hết. Lại nói chuyện Cao Biền chờ cho đến ngày hẹn mới cưỡi diều bay sang nước Nam. Nhưng lần này diều bị ngược gió nên sang không kịp. Khi diều hạ cánh xuống thì người con rể đã phá hỏng mất công việc của hắn. Hắn bực mình vô hạn. Và sau khi thấy rõ câu chuyện, hắn rút gươm chém chết cả học trò lẫn rể. Từ đó Cao Biền sinh ra chán đời, chả thiết gì nữa. "Không được ăn thì đạp đổ".
Nghĩ thế, hắn thường cưỡi diều đi khắp nước Nam để ếm huyệt và phá tất cả các long mạch. Ngay chỗ hàm rồng nói trên, hắn dùng phép chám đứt cổ con rồng đó đi. Cũng vì vậy mà ngày nay người ta nói nước sông Trà Khúc đỏ như máu là bởi vì có máu tự cổ con rồng chảy ra. Đến Nghệ An, Biền thấy trên một hòn núi mà ngày nay còn gọi là núi Đầu Rồng ở sát bờ biển có huyệt đế vương. Hắn bèn làm bùa bằng gang đóng vào đỉnh núi. Vì thế đỉnh núi ấy từ đó trở đi không một cây cối gì mọc được. Ở Thanh Hóa, Cao Biền cũng thấy có đất quý. Nhưng hắn thấy con rồng đó què một chân, cho rằng nếu có phát đế vương thì không thể phát to được. Cho nên hắn cho diều đi thẳng không ếm nữa. Cũng vì thế người ta nói mấy đời vua chúa trị vì ở nước Việt Nam đều phát tích ở Thanh Hóa. Khi diều bay qua làng Thiên Mỗ (bây giờ là làng Đại Mỗ tỉnh hà Đông), Biền thấy có cái giếng ở vệ sông mà bây giờ là Nhuệ Giang cũng có huyệt đế vương.
Hắn bèn cho diều hạ xuống là là sát mặt đất, đọan thuận tay nén luôn cây bút thần của mình xuống lòng giếng đó. Người ta nói cây bút ấy sau rồi hóa thành một khúc gỗ cắm chặt xuống đáy giếng. Không một ai dám động đến nó. Mãi về sau trong làng có một ông thám hoa có tính hiếu kỳ mới tâu vua xin hai con voi về kéo thử khúc gỗ đó lên. Họ tết một chiếc thừng lớn; một đầu buộc vào khúc gỗ còn một đầu buộc vào cổ voi. Nhưng khi voi cất bước thì tự nhiên họ thấy những xóm làng bên cạnh đất chuyển động ầm ầm, đồng thời nhà cửa phát hỏa tứ tung. Lần ấy ông thám đành bỏ dở công việc vì ông ta sợ con rồng bị đau giẫy giụa làm hại đến dân sự. Ngày nay có cái đặc biệt là nước giếng ấy không bao giờ cạn. Mỗi khi nước trong, người ta vẫn thấy có bóng khúc gỗ đen đen ở dưới. Để tâng công với hoàng đế, Cao Biền vẽ bản đồ từng kiểu đất một rồi viết thành sách ghi chú tinh tường đem dâng lên vua đường. Đại ý nói tất cả các mạch đất quý nhất của nước Nam, hắn đều trấn áp xong. Duy có kiểu đất ở chỗ trung độ (tức bây giờ là Hà Nội) thì hắn đã sai đắp một cái thành gọi là thành Đại La để chặn long mạch. Lễ trấn áp này hắn làm rất linh đình và công phu. Trên hòn núi ở xa xa về phí bắc thành Đại La, hắn cho dựng một cái đàn tràng. Trong thành Đại La, hắn sai nung một lúc tám vạn cái tháp bằng đất nhỏ. Nung xong, Biền huy động tám vạn quân vai vác giáo, mũi giáo xóc một cái tháp, đi từ Đại La tiến đến núi. Vừa đi họ vừa hô mấy tiếng "thống vận hoàng đế". Đến nơi đặt tháp xuống đỉnh núi rồi tám vạn quân ấy lại nhất tề kéo về Đại La. Cũng vì việc kỳ dị như thế nên núi ấy từ đó mang tên là núi Bát Vạn. Hoàng đế Trung Quốc đọc sách của Cao Biền lại càng khen ngợi hắn. Nhưng việc làm của Biền bị nhân dân ở nước Nam rất căm phẫn. Họ lập tâm chờ dịp giết chết cho bỏ ghét. Một hôm, Biền cưỡi diều bay vào miền cứ như bây giờ là Ninh Bình. Ở đây người ta chuẩn bị cung nỏ chờ khi diều của hắn bay qua là là mặt đất, là cả bao nhiêu người nhất tề phóng tên. Diều bị gãy cánh rơi xuống núi, Biền bị trọng thương, sau đó phải dưa về Trung Quốc. Hòn núi ấy ngày nay còn mang tên là núi cánh diều, một trong ba ngọn núi ở gần trị sở Ninh Bình. Cao Bình về nước được ít lâu bị thủ hạ giết chết. Người ta theo lời dặn của hắn đem hài cốt chôn ở một cái gò cát ở mé biển miền Nam cứ như bây giờ thuộc tỉnh Phú Yên. Ở đó mặc dầu sóng gió thổi mạnh thế nào đi nữa, cát ở mả cũng không bay đi chỗ khác. Người đi thuyền qua đó vẫn gọi là mả Cao Biền. Ngày nay chúng ta còn có câu Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non là ý nóng nẩy vội vàng sẽ thiếu chu đáo, mà như thế thì sẽ thất bại.
Read more…

Truyện thiếu nhi - Cao Biền Dậy Non

09:01 |

 Truyện thiếu nhi - Cao Biền Dậy Non. Blog tổng hợp truyện thiếu nhi hay dành cho mọi lứa tuổi.


Truyện thiếu nhi - Cao Biền Dậy Non
   Ngày xưa ở Trung Quốc có Cao Biền rất giỏi nghề địa lý. Những phép hô thần tróc quỷ, ông đều thông thạo. Tiếng đồn vang khắp nơi. Hoàng đế Trung Quốc nghe tiếng, liền triệu Biền vào cung, ủy thác cho việc kiếm một ngôi đất xây dựng lăng tẩm. Cao Biền vâng lệnh và sau năm năm tìm tòi, hắn đã kiếm được một kiểu đất quý mà theo hắn có thể giữ ngôi nhà Đường vững như bàn thạch. Sau khi công việc hoàn thành, hoàng đế rất khen ngợi, sai ban rất nhiều vàng bạc cùng phong tước lớn cho Biền. Nhưng Biền vốn biết trong kho tàng của hoàng đế có một ngòi bút thần có phép mầu nhiệm mà chính hoàng đế và cả triều thần không một ai biết cả.
     Vì thế Biền không nhận vàng, hắn nói: Tâu bệ hạ, hạ thần không muốn lấy vàng bạc của bệ hạ. Chỉ muốn xin một kho trong trăm ngàn kho đồ dùng của bệ hạ bằng cách là để hạ thần rút trong chùm chìa khóa, nhằm chìa kho nào thì được phép lấy kho ấy. Hoàng đế nghe nói, hơi ngạc nhiên nhưng vốn trọng tài Biền, lại thấy ý kiến hay hay nên vui lòng để cho hắn làm chuyện may rủi xem thử thế nào. Quả nhiên kho mà Biền chỉ, đúng là kho đựng toàn bút lông dùng cho triều đình. Khi được sử dụng hàng vạn cây bút lông, hắn mang đến một hòn đá, lần lượt đem ra chọc mạch từng ngòi lông vào đá. Nhưng chẳng có ngòi nào được toàn vẹn. Mỗi lần thấy tòe ngòi, hắn lại vứt đi và tiếp tục chọc ngòi khác vào đá. Cứ như thế cho đến lúc trong kho sắp vơi cả bút thì bỗng có một quản bút chọc thủng vào đá mà ngòi lông còn nguyên vẹn, Biền mừng quá, reo lên: Ta tìm được ngòi bút thần rồi! Biền liền cầm bút thần vẽ thử một con rồng lên mặt tường, chừa hai con mắt. Đến khi điểm nhãn, rồng tự nhiên cuộn mình được và tách ra khỏi bức tường. Rồi rồng vụt lên trời xông vào đám mây trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Biền lại vẽ thêm nhiều con vật khác và những con vật ấy đều họat động không khác gì những con vật có thật. Rồi đó Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm mắt cho diều. Diều tự nhiên bay lên. Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa ông vút lên trên không. Sau đó Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông, sang đến nước Nam. Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý. Quả nhiên không bao lâu hắn tìm thấy ở gần một con sông, cứ như bây giờ là sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, một huyện đất phát đế vương. Huyện đất ấy quý không đâu bằng mà lại chỉ trong một ngàn ngày là phát. Đó là một cái hàm con rồng lấp dưới nước mà chỉ có con mắt của Biền mới khám phá được. Từ đó, Biền có ý muốn hưởng một cuộc sống sung sướng xa xỉ vào bậc nhất thiên hạ.
     Nhưng khi nghĩ lại thì hắn rất tiếc là không có con trai mà thân mình thì đã già mất rồi, nếu được làm vua cũng không hưởng được mấy nỗi. Biền mới tính sẽ nhường cho con rể. Nếu nó làm vua thì ông bố vợ của nó tất được bồi phần trọng đãi, mà dòng dõi của con gái mình cũng được hưởng kết quả tốt đẹp đó. Nhưng muốn thực hiện cần phải giữ hết sức bí mật, nếu không sẽ mất đầu như chơi. Nghĩ vậy, hắn trở về Trung Quốc bảo người rể đào lấy hài cốt của cha nó đem sang nước Nam để cải táng. Trong việc này hắn chỉ bàn kín với một người học trò của mình mà thôi. Nhưng người học trò mà hắn tin cậy lại muốn miếng đất quý ấy hoàn toàn thuộc phần y hưởng, nên khi được lệnh thầy mang hài cốt thì hắn cũng đào luôn hài cốt của cha mình sang Nam. Bấy giờ hàm rồng đang thời kỳ há miệng. Biền bảo học trò lặn xuống ném gói xương vào giữa miệng rồng chờ cho nó ngậm lại hãy lên.
 Người học trò đem gói xương của cha mình đánh tráo vào, còn gói xương kia thì bỏ một bên mép. Xong việc đó, Cao Biền bảo người rể chọn năm giống lúa mỗi thứ một thúng mang đến huyệt đất nói trên, sai đào đúng vào chỗ vai rồng thành năm cái huyệt. Mỗi huyệt hắn sai rấm một thúng lúa rồi lấp đất lại thành năm ngôi mộ. Hắn giao cho chàng rể một ngàn nén hương, dặn mỗi ngày thắp một nén, đúng hai năm chín tháng mười ngày thì tự khắc quân gia dưới huyệt nhất tề dậy cả. Dặn đâu đấy, Biền trở về Trung Quốc. Thời gian trôi qua. Hôm ấy chỉ còn mười ngày nữa là hết hạn công việc mà Cao Biền đã dặn, thì tự nhiên người con gái của hắn ở nước Nam đẻ luôn một lúc ba người con trai mặt mũi kỳ dị. Vừa mới sinh ra, ba đứa đã biết đi biết nói: Một đứa mặt đỏ tay cầm ấn, một đứa mặt màu thiếc, một đứa mặt màu xanh đều cầm dao sáng quắc. Cả ba đức nhảy tót lên giường thờ ngồi, đòi đem quân để thu phục thiên hạ. Người nhà ai nấy xanh mặt. Chỉ trong một buổi tiếng đồn rầm lên. Mọi người thấy sự lạ đổ tới xem như đám hội. Người rể của Biền sợ quá, bảo vợ: - Mày đẻ ra ma quỷ, nếu không sớm trừ đi thì khó lòng sống được với triều đình. Chẳng qua cha mày làm dại, nên mới sinh ra như thế. Rồi đó hắn chém tất cả.
     Trong lúc bối rối, người nhà của hắn vì lầm nên đốt tất cả nén hương còn lại. Tự dưng đất chuyển động. Ở dưới năm ngôi mộ có tiếng rầm rầm mỗi lúc mỗi lớn. Thế rồi nắp mộ tung ra, bao nhiêu quân gia dưới đó nhảy lên. Nhưng vì còn non ngày nên người nào người nấy sức còn yếu, đứng chưa vững, ai nấy đều bổ nghiêng bổ ngửa, cuối cùng chết hết. Lại nói chuyện Cao Biền chờ cho đến ngày hẹn mới cưỡi diều bay sang nước Nam. Nhưng lần này diều bị ngược gió nên sang không kịp. Khi diều hạ cánh xuống thì người con rể đã phá hỏng mất công việc của hắn. Hắn bực mình vô hạn. Và sau khi thấy rõ câu chuyện, hắn rút gươm chém chết cả học trò lẫn rể. Từ đó Cao Biền sinh ra chán đời, chả thiết gì nữa. "Không được ăn thì đạp đổ". Nghĩ thế, hắn thường cưỡi diều đi khắp nước Nam để ếm huyệt và phá tất cả các long mạch. Ngay chỗ hàm rồng nói trên, hắn dùng phép chám đứt cổ con rồng đó đi. Cũng vì vậy mà ngày nay người ta nói nước sông Trà Khúc đỏ như máu là bởi vì có máu tự cổ con rồng chảy ra. Đến Nghệ An, Biền thấy trên một hòn núi mà ngày nay còn gọi là núi Đầu Rồng ở sát bờ biển có huyệt đế vương. Hắn bèn làm bùa bằng gang đóng vào đỉnh núi. Vì thế đỉnh núi ấy từ đó trở đi không một cây cối gì mọc được. Ở Thanh Hóa, Cao Biền cũng thấy có đất quý. Nhưng hắn thấy con rồng đó què một chân, cho rằng nếu có phát đế vương thì không thể phát to được. Cho nên hắn cho diều đi thẳng không ếm nữa. Cũng vì thế người ta nói mấy đời vua chúa trị vì ở nước Việt Nam đều phát tích ở Thanh Hóa. Khi diều bay qua làng Thiên Mỗ (bây giờ là làng Đại Mỗ tỉnh hà Đông), Biền thấy có cái giếng ở vệ sông mà bây giờ là Nhuệ Giang cũng có huyệt đế vương. Hắn bèn cho diều hạ xuống là là sát mặt đất, đọan thuận tay nén luôn cây bút thần của mình xuống lòng giếng đó. Người ta nói cây bút ấy sau rồi hóa thành một khúc gỗ cắm chặt xuống đáy giếng. Không một ai dám động đến nó. Mãi về sau trong làng có một ông thám hoa có tính hiếu kỳ mới tâu vua xin hai con voi về kéo thử khúc gỗ đó lên.
       Họ tết một chiếc thừng lớn; một đầu buộc vào khúc gỗ còn một đầu buộc vào cổ voi. Nhưng khi voi cất bước thì tự nhiên họ thấy những xóm làng bên cạnh đất chuyển động ầm ầm, đồng thời nhà cửa phát hỏa tứ tung. Lần ấy ông thám đành bỏ dở công việc vì ông ta sợ con rồng bị đau giẫy giụa làm hại đến dân sự. Ngày nay có cái đặc biệt là nước giếng ấy không bao giờ cạn. Mỗi khi nước trong, người ta vẫn thấy có bóng khúc gỗ đen đen ở dưới. Để tâng công với hoàng đế, Cao Biền vẽ bản đồ từng kiểu đất một rồi viết thành sách ghi chú tinh tường đem dâng lên vua đường. Đại ý nói tất cả các mạch đất quý nhất của nước Nam, hắn đều trấn áp xong. Duy có kiểu đất ở chỗ trung độ (tức bây giờ là Hà Nội) thì hắn đã sai đắp một cái thành gọi là thành Đại La để chặn long mạch. Lễ trấn áp này hắn làm rất linh đình và công phu. Trên hòn núi ở xa xa về phí bắc thành Đại La, hắn cho dựng một cái đàn tràng.
      Trong thành Đại La, hắn sai nung một lúc tám vạn cái tháp bằng đất nhỏ. Nung xong, Biền huy động tám vạn quân vai vác giáo, mũi giáo xóc một cái tháp, đi từ Đại La tiến đến núi. Vừa đi họ vừa hô mấy tiếng "thống vận hoàng đế". Đến nơi đặt tháp xuống đỉnh núi rồi tám vạn quân ấy lại nhất tề kéo về Đại La. Cũng vì việc kỳ dị như thế nên núi ấy từ đó mang tên là núi Bát Vạn. Hoàng đế Trung Quốc đọc sách của Cao Biền lại càng khen ngợi hắn. Nhưng việc làm của Biền bị nhân dân ở nước Nam rất căm phẫn. Họ lập tâm chờ dịp giết chết cho bỏ ghét. Một hôm, Biền cưỡi diều bay vào miền cứ như bây giờ là Ninh Bình. Ở đây người ta chuẩn bị cung nỏ chờ khi diều của hắn bay qua là là mặt đất, là cả bao nhiêu người nhất tề phóng tên. Diều bị gãy cánh rơi xuống núi, Biền bị trọng thương, sau đó phải dưa về Trung Quốc.
      Hòn núi ấy ngày nay còn mang tên là núi cánh diều, một trong ba ngọn núi ở gần trị sở Ninh Bình. Cao Bình về nước được ít lâu bị thủ hạ giết chết. Người ta theo lời dặn của hắn đem hài cốt chôn ở một cái gò cát ở mé biển miền Nam cứ như bây giờ thuộc tỉnh Phú Yên. Ở đó mặc dầu sóng gió thổi mạnh thế nào đi nữa, cát ở mả cũng không bay đi chỗ khác. Người đi thuyền qua đó vẫn gọi là mả Cao Biền. Ngày nay chúng ta còn có câu Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non là ý nóng nẩy vội vàng sẽ thiếu chu đáo, mà như thế thì sẽ thất bại.

Các bạn đang đọc truyện thiếu nhi  Cao Biền Dậy Non
Read more…

Truyện thiếu nhi Ba Chàng Rể

08:54 |

Truyện thiếu nhi Ba Chàng Rể. Mời quý vị và các bạn đón đọc tuyển tập truyện thiếu nhi hay được cập thường xuyên tại blog atruyencuoi.blogspot.com


Hai vợ chồng nhà nọ khá giàu có cũng chỉ sinh được một cô con gái. Cô này có nhan sắc. Có ba chàng trai ngấp nghé làm rể: Một tú tài, một khóa sinh và một nông dân. Chẳng may phú ông qua đời, bà vợ bảo: "Ai làm bài văn tế ông nghe mà cảm động thảm thiết sẽ gả con gái cho".
 Tưởng văn chương là nghề múa tay trong bị, chàng tú tài làm một bài văn chữ Hán đối nhau chan chát và đầy điển tích, nhưng mới bắt đầu đọc chữ "duy" đã bị anh chàng nông dân đứng lên cãi: "Duy là giữ lại. Bố chết được chôn cất là hay, tại sao lại bảo giữ lại". Không ngờ bị một anh vô học phá ngang, chàng tú tài bèn bỏ ra về. Đến chàng thứ hai nhờ người gàbài văn tế mở đầu cũng có chữ "duy". Thấy đọc "duy" bị bắt bẻ, anh bèn đọc "di" nhưng lại bị anh nông dân bác: "di" là dời, bố chết chưa được mồ yên mả ấm lại bảo dời đi đâu?". Thẹn quá, anh chàng cũng bỏ luôn. Đến lượt anh nông dân, chẳng tài văn chương giấy má gì cả, đến trước quan tài, quỳ xuống vừa khóc vừa khấn nôm:

Truyện thiếu nhi Ba Chàng Rể
Ô hô! Ô hô! Ô hô!
Nhớ ông xưa: Mình tròn trùng trục, râu dài lê thê Ăn rồi: phát bờ, dọn khe, đan mủng đan sề Ru con ẵm cháu, trồng cà dái dê. Ông bỏ đi mô (đâu)? Ông lại chẳng về. Nói đến đó, bà vợ người quá cố xúc động quá, khóc sướt mướt. Thế là anh chàng nông dân được làm rể.

Các bạn đang đọc truyện thiếu nhi : Ba Chàng Rể
Read more…

Truyện thiếu nhi - Nàng bò tót

21:17 |

Truyện thiếu nhi  hay và cập liên tục chỉ có tại atruyencuoi.blogspot.com.Truyện thiếu nhi -  Nàng bò tót. Tuyển tập truyện dành cho các em học nhỏ tuổi.



Truyện thiếu nhi -  Nàng bò tót

Ngày xửa ngày xưa, hai bà cháu anh mồ côi ra đặt bẫy ở một cánh rừng, giết được một con bò tót. Họ làm thịt con bò chia cho bà con dân bản, chỉ giữ lại một đùi phần mình.
Năm ngày qua đi, hai bà cháu đã ăn hết phần thịt, chỉ còn lại cái chân, anh mồ côi gác lên sàn bếp.
Một hôm, hai bà cháu đi làm về, thấy sàn nhà sạch sẽ, bếp lò đỏ than, giữa sạp sàn bày một rá cơm với một nồi canh.
Thấy lạ, nhưng vì đói bụng, hai bà cháu đánh liều cùng ngồi ăn. Ăn xong cả hai người đều lo lắng vì sợ cơm ma. Đêm đó họ không sao ngủ được. Sáng hôm sau thấy trong người vẫn bình thường khỏe khoắn, họ yên lòng mang gùi xách dao lên rẫy như mọi ngày. truyện việt nam
Chiều về, hai bà cháu lại thấy cơm canh đã được ai dọn sẵn như hôm qua. Đang đói bụng, họ lại ngồi vào ăn. Tuy ăn cơm lạ mà bọn họ vẫn không hết nghi ngờ.
Hôm sau, ra rẫy, hai bà cháu vừa phát cây vừa nói về mâm cơm lạ. Anh mồ côi nói:
- Bà ơi! Có ai mà lại cứ đến quét dọn cho nhà ta, nấu cơm, nấu nước cho bà cháu ta mãi thế?
Bà lo lắng trả lời: co tich viet nam
- Ăn của con ma thì phải chết theo con ma thôi, cháu ơi!
Rồi hai bà cháu bàn nhau tìm xem ai là người đã làm việc đó. Sáng hôm sau, vừa thức dậy, anh mồ côi nói to:
- Bà ơi! Việc nương rẫy đã xong, còn ít cây con chưa dọn hết, bà ở nhà làm hết, cháu phải sang bản Cà Lơ xin ít muối và gạo nhé! co tich
Bà soạn gùi, xách giỏ nứa ra sàn ngoài cho cháu, dặn:
- Cháu đi nhanh chân, chóng về kẻo bà nhớ, bếp lửa trông!
Anh mồ côi hẹn:
- Cháu đi hai lần mặt trời dậy, hai lần mặt trời ngủ mới về.
Bà cầm dao, mang giỏ lên nương. Anh mồ côi mang gùi, đeo giỏ, tách rừng đi về phía mặt trời mọc.
Đi được một quãng ngắn, anh mồ côi rẽ vào lối rậm, đạp tắt đường rừng, quay về nấp sau mô đá cao cạnh nhà mình. Từ chỗ đó, anh thấy rõ hết những gì xảy ra trên sạp, ngoài sàn nhà mình.
Anh ngạc nhiên sửng sốt khi thấy một cô gái đẹp từ đâu hiện ra dọn sàn trong sàn ngoài, rồi vác ống tre xuống suối lấy nước, lại lên nhóm lửa bếp nấu cơm, làm canh.
Khi đã dọn đầy đủ cơm nước ra cạnh bếp, cô gái xõa tóc ra hong nắng ở cửa ngách sàn ngoài. Ngắm nhìn cô gái đẹp nằm dài trên sạp sàn nhà mình, anh mồ côi vừa mừng vừa lo.
Rồi anh lẹ làng men đến nắm lấy mớ tóc dài của cô gái, vấn ba vòng, bảy vòng vào tay mình rồi mới lên tiếng:
- Ta bắt được kẻ xấu vào nhà ta rồi! truyen co tich
Cô gái giật mình, toan vùng dậy lẩn trốn nhưng đầu không cựa nổi, đành vật vã trên sàn kêu lên:
- Anh buông tôi ra! Tôi là người trong nhà đây mà!
Anh mồ côi thấy thân hình cô gái mềm mại, khuôn mặt hiền dịu thì có ý thương, nên tháo dần ra một vòng tóc và hỏi:
- Ta có thù oán gì với ai mà cô toan bỏ thuốc độc giết bà cháu ta?
Cô gái lắc đầu hỏi lại:
- Tôi là người trong nhà, anh không nhận ra sao?
- Cô đừng giấu quanh nữa. Cô ở đâu đến đây? Nếu cô nói dối thì tôi sẽ giết chết cô!
Cô gái run run nói:
- Anh có của mà không biết của đấy. Tôi là cái chân bò tót mà. Anh không ăn tôi nên tôi đến để trả ơn anh.
Anh mồ côi nhìn lên sàn bếp thấy mất chân bò tót thì có phần tin, nên buông lỏng thêm một vòng tóc nữa và hỏi:
- Cô trả ơn tôi cho đến bao giờ?
Cô gái lưỡng lự một lúc rồi trả lời:
- Tùy anh thôi!
- Ồ, thế thì cô làm vợ làm chồng với tôi nhé! Nhà tôi nghèo, cô có ưng không?
Cô gái e thẹn trả lời:
- Làm vợ làm chồng thì phải theo phép của Giàng chứ!
Anh mồ côi buồn bã nói:
- Tôi nghèo, bà tôi nghèo, bạc nén không có, nồi đồng, chiêng núm, chiêng bằng cũng không có. Nhà mình rỗng như chiếc nồi úp miệng xuống đất thì lấy gì của bỏ, lấy gì làm lễ cưới?
Cô gái bảo:
- Giàng cho ta làm vợ làm chồng thì một lễ nhỏ cũng thành. Anh nấu một nồi cơm, vắt đủ tám nắm, luộc một quả trứng cắt ra làm tám miếng để lễ Giàng và ma hai nhà. Lúc lễ, anh ngồi trong nhà, em ngồi ngoài sân. Nếu anh ném đúng vào tay em cả tám nắm cơm, anh lại ngửa tay hứng đủ tám miếng trứng em tung vào, không có miếng trứng, miếng cơm nào rơi xuống đất là ý Giàng thuận cho ta làm vợ làm chồng. Nếu Giàng không cho thì em xuống thang đi luôn.
Anh mồ côi lo lắng, vội đi nấu cơm, luộc trứng để làm lễ cúng Giàng.
Vào lễ, anh đã tung được cả tám nắm cơm vào tay cô gái và húng đủ cả tám miếng trứng, không để rơi lại một miếng nào. Cô gái đem cả tám nắm cơm lại thành một nắm to và trao lại cho anh mồ côi.
Hai người đã nên vợ chồng.
Bà đi làm rẫy về thấy cháu mình đang ngồi nói chuyện vui vẻ với một cô gái xinh đẹp ở trên sạp sàn thì lạ lắm. Bà chưa kịp hỏi, anh mồ côi đã kể hết ngọn nguồn cho bà nghe. Bà cháu vui mừng khôn xiết.
Bà cháu sống với nhau rất hòa thuận. Họ chung sức làm được một rẫy lúa to.
Lúa rẫy anh mồ côi chín sớm hơn mọi rẫy khác nên bị bò tót kéo đến phá phách mất nhiều. Anh đã mang ná đi rình nhiều đêm nhưng chưa bắn được một con nào cả.
Người vợ hết mực siêng năng, chăm chỉ công việc ruộng nương, bếp núc. Mỗi lần nấu nướng, chị ta thường giữ kĩ nắm vung trên nồi, không cho ai sờ tay vào. Khi nào bà thấy cháu quá bận rộn, vào làm giúp thì chị ta dặn:
- Bà không được mở vung làm sống cơm bà nhé!
Bấy lâu thấy cháu vẫn giữ kĩ vung nồi, bà lấy làm lạ lắm. Nhân lúc cháu vác ống tre đi múc nước ở suối, bà liền mở vung, hé mắt nhìn vào nồi cơm đang sôi thì lạ thay: một nửa nồi đã thành cơm, còn nửa kia là một nắm thóc vàng.
Đoán ra được cơ sự, bà đậy vung nồi cơm lẩm bẩm một mình:
- Bấy lâu ta tưởng bò tót ăn mất lúa rẫy, hóa ra cháu ta cắt về nấu cơm cho cả nhà cùng ăn. Nó là giống bò tót mà lại!
Biết chuyện, bà càng thương cháu dâu nhưng không kể lại chuyện cho chàng mồ côi biết. Ít lâu sau, bà già qua đời. Vợ chồng anh mồ côi đã sinh được hai đứa con xinh đẹp.
Một hôm, có đàn bò tót đạp rào vào phá ngô ở nương nhà anh. Anh mồ côi lấy ná ra toan bắn thì vợ ngăn lại, van xin:
- Anh ơi, sao anh nỡ bắn họ hàng nhà em?
Đang xót ruột vì nương ngô bị phá, anh chồng gắt:
- Thấy đàn bò ác lại nhận là bà con chú bác là nghĩa làm sao? Nó phá hết ngô, lấy gì cho con ăn?
Người vợ khóc lóc bảo:
- Cây một gốc, nước một nguồn, có phải bà con em mới nhận chứ đâu có nhận quàng. Anh không cho ăn thì ra đuổi đi!
Anh mồ côi vẫn chưa nuôi cơn giận, quát to:
- Đuổi được nó à? Nó húc cho thủng ruột ra ấy chứ? Ừ, bà con cô thì cô ra mời họ ra khỏi rẫy nhà tôi đi!
Người vợ nghe thấy thế giận tím mặt. Chị gạt nước mắt, ôm cả hai con chạy thẳng ra phía đàn bò ở bên rẫy.
Anh chồng thấy thế biết mình quá lời, hoảng hốt lo lắng cho vợ con, vội buông ná gọi to:
- Em ơi, lui lại! Bò giết mất em với các con đấy!
Người vợ vẫn cắm đầu chạy. Anh mồ côi giơ cả hai tay lên trời chới với như người sắp chết chìm, miệng lắp bắp kêu tên vợ, tên con.
Người vợ ẵm hai đứa con lao thẳng vào giữa đàn bò và cũng biến thành một con bò mẹ với hai con bê con. Ba mẹ con bò chạy húc vào lưng, vào cổ, vào bụng những con bò khác trong đàn. Cả đàn bò tót vểnh cổ, cong đuôi chạy lao mất vào rừng sâu.
Anh mồ côi bỗng nhiên mất vợ, mất con, càng ăn năn với cơn nóng giận của mình. Anh khóc rống lên. Tiếng khóc u buồn của anh đến cây rừng nghe cũng rũ lá, vượn nghe cũng khóc theo, chim chóc nghe thì ngừng tiếng hót.
Khi khóc đã khô nước mắt, anh mồ côi lập bàn thờ cúng vợ.
Từ đó, hễ đám lễ nào có giết bò, hoặc nhà nào săn được bò rừng thì anh không dám đến lễ ấy, đến nhà ấy nữa. Vì ai nỡ ăn thịt dòng dõi vợ con mình bao giờ?
(Truyện cổ dân tộc Bru)

 Cám ơn bạn đã đọc Truyện thiếu nhi  Nàng bò tót
Read more…

Truyện thiếu nhi - Sự tích trái dưa hấu

21:09 |

Truyện thiếu nhi  hay và cập liên tục chỉ có tại atruyencuoi.blogspot.com. Truyện thiếu nhi - Sự tích trái dưa hấu. Tuyển tập truyện dành cho các em học nhỏ tuổi.

Truyện thiếu nhi - Sự tích trái dưa hấu

Ngày xưa, Vua Hùng Vương thứ 18 có nuôi một đứa trẻ thông minh khôi ngô, đặt tên là Mai Yển, hiệu là An Tiêm.

Lớn lên, vua cưới vợ cho An Tiêm, và tin dùng ở triều đình. Cậy nhờ ơn Vua cha, nhưng An Tiêm lại kiêu căng cho rằng tự sức mình tài giỏi mới gây dựng được sự nghiệp, chứ chẳng nhờ ai. Lời nói này đến tai vua, vua cho An Tiêm là kẻ kiêu bạc vô ơn, bèn đày An Tiêm cùng vợ con ra một hòn đảo xa, ở ngoài biển Nga Sơn (Thanh Hoá, Bắc Việt).

Người vợ là nàng Ba lo sợ sẽ phải chết ở ngoài cù lao cô quạnh, nhưng An Tiêm thì bình thản nói: "Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta, việc gì phải lo".

Hai vợ chồng An Tiêm cùng đứa con đã sống hiu quạnh ở một bãi cát, trên hoang đảo. Họ ra sức khai khẩn, trồng trọt để kiếm sống. Một ngày kia, vào mùa hạ, có một con chim lạ từ phương tây bay đến đậu trên một gò cát. Chim nhả mấy hạt gì xuống đất. Được ít lâu, thì hạt nẩy mầm, mọc dây lá cây lan rộng.

Cây nở hoa, kết thành trái to. Rất nhiều trái vỏ xanh, ruột đỏ. An Tiêm bảo vợ: "Giống cây này tự nhiên không trồng mà có tức là vật của Trời nuôi ta đó". Rồi An Tiêm hái nếm thử, thấy vỏ xanh, ruột đỏ, hột đen, mùi vị thơm và ngon ngọt, mát dịu. An Tiêm bèn lấy hột gieo trồng khắp nơi, sau đó mọc lan ra rất nhiều.

Một ngày kia, có một chiếc tàu bị bão dạt vào cù lao. Mọi người lên bãi cát, thấy có nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn đi là có một giống dưa rất ngon ở trên đảo. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi chác đủ thứ vật dụng và thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống phong lưu.

Vì chim đã mang hột dưa đến từ phương Tây, nên An Tiêm đặt tên cho thứ trái cây này là Tây Qua. Người Tàu ăn thấy ngon, khen là "hẩu", nên về sau người ta gọi trại đi là Dưa Hấu.

Ít lâu sau, vua sai người ra cù lao ngoài biển Nga Sơn dò xét xem gia đình An Tiêm ra làm sao, sống hay chết. Sứ thần về kể lại cảnh sống sung túc và nhàn nhã của vợ chồng An Tiêm, nhà vua ngẫm nghĩ thấy thầm phục đứa con nuôi, bèn cho triệu An Tiêm về phục lại chức vị cũ trong triều đình.

An Tiêm đem về dâng cho vua giống dưa hấu mà mình may mắn có được. Rồi phân phát hột dưa cho dân chúng trồng ở những chỗ đất cát, làm giàu thêm cho xứ Việt một thứ trái cây danh tiếng. Hòn đảo mà An Tiêm ở, được gọi là Châu An Tiêm.


 Cám ơn bạn đã đọc Truyện thiếu nhi Sự tích trái dưa hấu
Read more…

Truyện thiếu nhi - Con Công Và Con Quạ

21:02 |

Truyện thiếu nhi  hay và cập liên tục chỉ có tại atruyencuoi.blogspot.com. Truyện thiếu nhi - Con Công Và Con Quạ. Tuyển tập truyện dành cho các em học nhỏ tuổi.

Truyện thiếu nhi - Con Công Và Con Quạ
 Xưa con công với con quạ làm bạn với nhau thân lắm, vì hai con cùng xấu cả. Một hôm công và quạ ngồi nói chuyện với nhau, Quạ bảo công
rằng:

- Thử xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như: con phượng hoàng, cái mình nó quý giá biết bao, đến nỗi người ta thường khen: "Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích". Còn như con hạc, cái hình, cái dạng, cái chân, cái tóc nó thanh tao biết bao, để cho người ta phải nói:" Hạc đứng chầu Vua "Nghìn năm tóc bạc, tuổi rùa càng xinh". Con` như anh em ta đây! than ôi! thân hình thật không còn giống nào xấu bằng nữạ

Công nói:

- Phận xấu đành vậy, chớ biết làm sao bây giờ?

Quạ nghĩ một lúc rồi bàn rằng:

- Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai đứa ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không?

Công bằng lòng.

Quạ bèn tô điểm, vẽ vời cho công trước. Quả nhiên cái mình, cái đuôi công lóng l'anh, có bao nhiêu màu sắc đẹp, đẹp hơn những giống chim khac' nhiềụ

Đến lượt công ngồi tô điểm, vẽ vời cho quạ, thì chợt nghe tiếng ríu rít, biết bao nhiêu chim con ở phía đông bay lạị

Quạ liền hỏi :

- Các bạn đi đâu mà kéo đàn, kéo lũ như thế?

Đàn chim nói:

- Chúng tôi nghe đồn ở dưới phương nam có thật nhiều gạo, nhiều gà, và rất nhiều đồ ăn ngon khác.... Chúng tôi rủ nhau đi kiếm ăn
đâỵ Anh làm gì đấỷ... Hay ta cùng đi một thể

Quạ nghe nói, trong lòng háo hức muốn đi theo đàn chim kia ngay lập tức. Quạ mới nói với công rằng:

- Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời, thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, hay sẵn cả đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt.

Công thấy quạ bảo thế, chiều ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình quạ . Thành bao nhiêu lông cánh của quạ toàn một màu đen như mực.

Quạ bay đi kiếm ăn không còn nghĩ gì đến xấu với đẹp nữạ Nhưng đến lúc ăn no trở về, quạ thấy con cò trắng muốt bay qua trông thấy nó mà cườị Quạ tức lắm...bèn ngắm lại mình thì ôi thôị..Quạ thấy mình đen thui thủi, thiệt xấu xí, thẹn quá bèn bay đi trốn..

Từ đó, không ai còn thấy quạ đâu nữạ..trừ nơi hoang dã vắng vẻ 


Cám ơn bạn đã đọc Truyện thiếu nhi Con Công Và Con Quạ 
 
Read more…

Truyện thiếu nhi -Chuột Và Mèo

20:56 |

Truyện thiếu nhi  hay và cập liên tục chỉ có tại atruyencuoi.blogspot.com .Truyện thiếu nhi -Chuột Và Mèo . Tuyển tập truyện dành cho các em học nhỏ tuổi.

 
Truyện thiếu nhi -Chuột Và Mèo

Đời xưa, chuột vốn là một giống linh thiêng ở trên Trờị Trời giao cho nó giữ chìa khóa kho lúa của Trờị Nhưng chuột không phẳi là một loài đaqng tin cẩn, nhân được giữ chìa khóa, cứ tự do đến mở kho rủ nhau vào ăn rả rích hết bao nhiêu là lúạ

Sau Trời biết, lấy làm giận lắm, mới không cho ở trên ấy nữa, mà đuổi xuống dưới hạ giới để săi giữ chìa khóa lẫm thóc của nhân gian.

Nhưng chứng nào tật ây, chuột lại rủ nhau vào lẫm thóc của người rả rích ănêê. Đến nỗi người phải có câu than rằng:

"Chuột kia xưa ở nơi nào ?
Bây giờ ăn lúa nhà tao thế này ?"

Người lấy làm chua sót, mới kêu với vua Bếp. Vua Bếp liền bắt nó đem lên trả Trơi và tâu rằng:

- Chuột này vốn chuộtä của Thiên Đình, sao Thiên Đình lại thả nó xuống hạ giới ?

Trời nói:

- Ừ, trước nó ở trên này giữ chìa khoá kho thóc cho tạ Nhưng bởi nó ăn vụng lúa của ta nhiều lắm nên ta không cho nó ở trên này, ta đuổi nó xuống hạ giới cho nó giữ lúa ở dưới ấỵ

Vua Bếp tâu:

- Nó xuống dưới ấy nó lại ăn vụng lúa hại lắm. Bẩm,chúng con thiết nghĩ: luá của Trời nhiều, lúa của người ít, của Trời nó ăn không hết chớ của người nó cứ ăn mãi, thì có ngày hết cả, người đến chết đói mất. Vậy xin bây giờ lại cho nó lên trên Trời là phảị

Trời nghe tâu phán rằng:

- Không được. Ta đã đuổi nó đi cho xa, ta không thể cho nó lại lên đây nữạ Thôi bây giờ có mộ cách: Ta có một con mèo, ta cho chú đem xuống hạ giới để khi nào chuột nó ăn lúa của nhân gian thì thả mèo ra cho nó bắt chuột, rồi gầm gừ ăn chuột đi, còn khi nào nó không muốn bắt chuột, thì chú bảo con mèo cứ kêu với con chuột rằng: "Nghèo, nghèo, nghèo", thì chuột nó cũng sợ mà nó phải bỏ đị

Vua Bếp lạy tạ, rồi lại đem chuột va đem cả mèo xuống hạ giớị Rồi cứ theo như lời dậy mà làm.

Thành tự bấy giờ khi nào mèo rình băùt được chuột, rồi mèo cứ "gầm gừ, gầm gừ" và khi nào không bắt được chuột thì mèo ngồi kêu:"nghèo, nghèo, nghèo, nghèo"...

Nhưng lúc ấy, mèo hồi nghĩ lại, mới lấy làm giận vua Bếp, vì tại vua Bếp mèo mới phải xuống dương gian. Nhưng không làm gì nổi vua Bếp, mèo chỉ còn cách thỉnh thoảng vào giữa đống tro bếp mèo để phóng uế.
 

Cám ơn bạn đã đọc Truyện thiếu nhi Chuột và Mèo .

Read more…

Truyện thiếu nhi - Sự Tích Con Dã Tràng

20:52 |

Truyện thiếu nhi  hay và cập liên tục chỉ có tại atruyencuoi.blogspot.com Truyện thiếu nhi - Sự Tích Con Dã Tràng. Tuyển tập truyện dành cho các em học nhỏ tuổi.


Truyện thiếu nhi - Sự Tích Con Dã Tràng
Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn. Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn hổ mang ra vào trong hang .
Một hôm, con rắn chồng bò ra khỏi hang một mình. Ông nhìn vào, thấy rắn vợ nằm cuộn ở trong. Vì mới lột nên mình mẩy của nó yếu ớt không cựa quậy được. Một lúc lâu rắn chồng bò trở về, miệng tha một con nhái đút cho vợ ăn .

Ít lâu sau . Dã Tràng lại thấy rắn vợ bò ra khỏi hang một mình. Lần này rắn chồng đến kỳ lột, nằm im thiêm thiếp, lốt da cũ còn bỏ lại bên hang . Hồi lâu, rắn vợ trở về, theo sau một con rắn đực khác khá lớn. Dã Tràng thấy hai con bò đến cửa hang thì dừng lại rồi quấn lấy nhau như bện dây thừng. Một lát sau, con rắn đực một mình bò vào hang . Dã Tràng biết con rắn đực này toan làm gì rồị Ổng cảm thấy ngứa mắt, muốn trừ bỏ con rắn đó đi để cứu con rắn chồng đang lúc suy nhược. Lúc đó bên mình không có cái gì cả, ông bèn rút một mũi tên nhằm con rắn đực mới đến, bắn ngay một phát. Không ngờ mũi tên lại trúng vào đầu con rắn vợ chết tươi, còn con kia hoảng hồn chạy mất. Dã Tràng nghĩ cũng thương con rắn cái, nhưng trong cái thương có lẫn cả giận, nên ông chán nản bỏ đi về nhà. Từ đó ông không thèm để ý đến hang rắn nữạ Chừng dăm bảy ngày sau, một hôm Dã Tràng nằm võng thuật chuyện vợ chồng con rắn cho vợ nghe và vui miệng, ông kể luôn những việc mình đã thấy và đã làm. Ông kể vừa dứt lời thì bỗng nghe trên máng nhà có tiếng phì phì. Cả hai người hốt hoảng nhìn lên thì thấy có một con rắn hổ mang rất lớn, đuôi quấn lấy xà nhà, đầu vươn gần chỗ ông nằm, miệng nhả một viên ngọc. Ông vừa cầm lấy thì bỗng nghe được tiếng rắn nói :

- Ông là ân nhân mà tôi cứ ngỡ là kẻ thù. Mấy hôm nay tôi đợi ông trên máng này chỉ chực mổ chết để báo thù cho vợ tôi . Nhưng hồi nãy nghe ông kể chuyện rõ ràng, tôi mới biết là lầm. Xin biếu ông viên ngọc nghe nàỵ Đeo nó vào mình thì có thể nghe được mọi tiếng muông chim ở thế gian .

Từ kinh ngạc đến sung sướng, Dã Tràng nhận viên ngọc quý và từ đó không bao giờ rờị

Một hôm, Dã Tràng đang hái rau, tự dưng có một bầy quạ đến đậu ở mấy ngọn cau nói chuyện lao xao . Chúng nó bảo Dã Tràng như thế này : "Ở núi Nam có một con dê bị hổ vồ. Hãy lên đó lấy về mà ăn nhưng nhớ để lòng lại cho chúng tôi với". Dã Tràng làm theo lời quạ, quả thấy xác một con dê trên núi Nam . Ông xẻo lấy một ít thịt xâu lại xách về. Đến nhà, ông vội mách cho xóm giềng biết mà đi lấy, không quên dặn họ để bộ ruột dê lại cho bầy quạ. Nhưng ông không ngờ người trong xóm nghe tin ấy, đua nhau đi đông quá, thành ra họ lấy tất cả, chẳng chừa một tí gì.

Lũ quạ không thấy ruột dê, cho là Dã Tràng đánh lừa, bèn đổ xô đến vườn ông réo om sòm. Thấy vậy ông biết là người trong xóm đã làm hại mình, không giữ chữ tín với bầy quạ. Ông phân trần mấy lần nhưng bầy quạ không nghe, cứ đứng đó chửi mãị

Tức mình, ông bèn lấy cung tên ra bắn vào chúng. Chủ ý là để đuổi chúng đi chứ không định giết. Chẳng ngờ bầy quạ thấy vậy cho là ông lấy oán trả ân, liền cắp mũi tên có tên Dã Tràng ở đuôi, tìm dịp báo thù. Lúc bay qua sông, thấy một cái xác chết trôi, đàn quạ bèn đem mũi tên ấy cắm vào yết hầu xác chết. Khi quan sở tại đến làm biên bản, thấy mũi tên, liền đoán Dã Tràng là thủ phạm, sai lính bắt ông, hạ ngục.

Dã Tràng bị bắt bất ngờ, hết sức kêu oan, nhưng mũi tên là một chứng cớ sờ sờ làm cho ông đuối lý, đành chịu chui đầu vào gông . Tuy nhiên, ông vẫn một mực xin quan xét giải ông về kinh để vua phân xử.

Từ đề lao tỉnh, ông bị điệu đi . Dọc đường trời tối, bọn lính dừng lại quán ăn uống và nghỉ ngơi . Dã Tràng cổ bị gông, chân bị xiềng nằm trên đống rơm buồn rầu không ngủ được. Lúc trời gần rạng, ông nghe có một đàn chim sẻ bay ngang đầu nói chuyện với nhau :

- Nhanh lên ! Chuyến này sẽ không lo đói nữa mà cũng chả sợ ai đánh đuổi cả.

Một con khác hỏi :

- Của ai mang đến bỏ vương vãi như thế ?

Con nọ trả lời :

- Của Vua nước bên kia . Họ toan kéo sang đánh úp bên nàỵ Ngày hôm qua, quân đội giáo mác kéo đi liên miên không ngớt. Nhưng xe thóc vừa sắp đến biên giới thì bị sụp hầm đổ hết. Họ đang trở về lấy thứ khác cho nên chúng ta tha hồ chén.

Nghe đoạn, chờ lúc bọn lính thúc dục lên đường, Dã Tràng bảo họ :

- Xin các ông bẩm lại với quan rằng việc oan uổng và nhỏ mọn, không nên bận tâm, mà giờ đây chỉ nên lo việc quốc gia trọng đại thôi, và còn cấp bách nữa là khác.

Bọn lính tra gạn ông mãi nhưng ông không nói gì thêm, chỉ nài rằng hễ có mặt quan, mình mới tỏ bày rõ ràng.

Khi gặp mấy vị quan đầu tỉnh, Dã Tràng liền cho họ biết rằng Hiến Đế ở phương bắc đã sai tướng cầm quân sang đánh úp nước mình. Hiện họ đang đóng quân đầy ở biên giới, chỉ vì bị sụp hầm, xe lương đổ hết, chưa tấn công được. Bây giờ họ đang vận thêm lương, chờ đầy đủ sẽ vượt cửa ải sang Nam . Bọn quan tỉnh lấy làm lo lắng nhưng cũng cố hỏi ông có dám chắc như vậy không . Dã Tràng chỉ vào đầu mình mà đoan rằng nếu có sai, ông sẽ xin chịu chết. Nhưng nếu lời của ông đúng thì xin bề trên thả ra cho . Ngay lúc đó, những tên quân do thám được tung đi tới tấp mọi ngõ để lấy tin . Và nội ngày hôm sau, Dã Tràng được thả vì lời mách của ông quả không sai và vừa vặn đúng lúc để chuẩn bị đối phó với địch.

Được tha, Dã Tràng đi bộ lần về quê nhà. Bóng chiều vừa ngả, ông mới đến vùng Hồng Hoa . Ông tìm vào nhà người bạn rất thân là Trần Anh nghỉ chân .

Gặp lại bạn cũ, vợ chồng Trần Anh vui mừng khôn xiết. Nghe tin ông bị tra tấn giam cùm và suýt mất đầu, hai vợ chồng rất cảm thương bạn. Thấy bữa ăn tối thết bạn không có gì, Trần Anh xuống bếp bảo vợ :

- Bạn ta đến, lại gặp lúc trong nhà chả có gì ăn . Sẵn có cặp ngỗng, con nó đã khôn, ta làm thịt một con, ngày mai đãi bạn lên đường.

Người vợ bằng lòng nhưng dặn chồng sáng sớm bắt ngỗng và cắt tiết vặt lông giúp mình một tay .

Trong khi hai vợ chồng bàn tính thì cặp ngỗng ở ngoài chuồng nghe được câu chuyện. Ngỗng trống bảo ngỗng mái :

- Mình ơi ! Mình hãy ở lại nuôi con, tôi sẽ đứng sẵn cho chủ nó bắt. Ngỗng mái không nghe, xin chết thay cho chồng. Nhưng ngỗng trống nhất quyết hy sinh, nên chạy ra sân từ giã đàn con :

- Con ơi ! Các con ở lại với mẹ nghe . Cha sẽ không bao giờ gặp lại các con nữạ

Song ngỗng mái vẫn lạch bạch chạy theo, đòi chết thay chồng cho bằng được.

Lúc bấy giờ Dã Tràng nằm trên bộ ván đặt kề cửa sổ nên nghe được tiếng ngỗng than thở. Ông bỗng thấy thương con vật vô tội chỉ vì mình mà phải lìa đàn con bé bỏng. Ông toan nói trước với bạn, nhưng thấy bất tiện. Ông đành nghe ngóng ở chỗ chuồng ngỗng chờ lúc bạn ra bắt thì sẽ cản lạị

Suốt đêm hôm đó tuy mệt mà ông không dám ngủ. Quả nhiên, vào khoảng canh tư, Trần Anh thức dậy bước ra chuồng. Ngỗng trống xua ngỗng mái chạy rồi vươn cổ để cho bắt. Trần Anh sắp cắt cổ ngỗng thì Dã Tràng đã lật đật chạy xuống bếp nắm lấy đao . Ông nói :

- Xin bạn thả nó ra . Tính tôi không hay sát sinh . Tình thân của đôi ta lọ phải cỗ bàn mới thân . Nếu bạn giết nó thì tôi lập tức đi khỏi chỗ nàỵ

Thấy bạn có vẻ quả quyết, Trần Anh đành thả ngỗng ra, rồi giục vợ chạy đi mua tép về đãi bạn.

Cơm nước xong, Dã Tràng từ giã bạn lên đường về nhà. Đến ao, ông đã thấy vợ chồng ngỗng cùng với bầy con đứng chực ở đấỵ Ngỗng đực tặng Dã Tràng một viên ngọc và nói :

- Đa tạ ân nhân cứu mạng. Không biết lấy gì báo đền, chúng tôi xin tặng người viên ngọc này, mang nó vào người có thể đi được dưới nước dễ dàng không khác gì trên bộ. Nếu đem ngọc này xuống nước mà khoắng thì sẽ rung động đến tận đáy biển.

Ngỗng lại nói tiếp :

- Còn như con tép là vật đã thế mạng chúng tôi thì từ nay, dòng dõi chúng tôi sẽ xin chừa tép ra không ăn, để tỏ lòng nhớ ơn !

Dã Tràng không ngờ có sự báo đáp quá hậu như thế, sung sướng nhận lấy ngọc rồi về.

Khi đến bờ sông, Dã Tràng muốn thử xem công hiệu của viên ngọc mới, liền cứ để nguyên áo quần đi xuống nước. Thì lạ thay, nước rẽ ra thành một lối cho ông đi thẳng xuống đáy sông . Ông dạo cảnh hồi lâu rồi cầm viên ngọc khoắng vào nước nhiều lần để thử xem thế nàọ

Hôm đó, Long Vương và các triều thần đang hội họp ở thủy phủ bỗng thấy nhà cửa lâu đài và mọi kiến trúc khác bỗng nhiên rung động, cơ hồ muốn đổ. Ai nấy đều nháo nhác không hiểu duyên cớ. Vua lập tức truyền cho bộ hạ đi dò la sự tình.

Bộ hạ Long Vương theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa sông thì thấy Dã Tràng đang cầm ngọc khoắng vào nước. Mỗi lần khoắng như thế, họ cảm thấu xiêu người nhức óc. Tuy biết đích là thủ phạm, họ cũng không dám làm gì, chỉ tiến đến dùng lời nói khéo mời ông xuống chơi thủy phủ.

Gặp Long Vương, Dã Tràng cho biết đó là mình chỉ mới làm thử để xem phép có hiệu nghiệm chăng . Long Vương và triều thần nghe nói, ai nấy đều xanh mặt. Nếu hắn làm thật thì thế giới thủy phủ sẽ còn gì nữa ! Vì thế, Long Vương đãi Dã Tràng rất hậụ Ông muốn gì có nấỵ Cho đến lúc ông ra về, Long Vương còn đem vàng bạc tống tiễn rất nhiều để mong nể mặt.

Dã Tràng lên khỏi nước có bộ hạ của Long Vương tiễn chân về tới tận nhà mới trở lạị Bà con xóm giềng thấy ông đã không việc gì mà lại trở nên giàu có thì ai cũng lấy làm mừng cho ông . Từ đó Dã Tràng rất quý hai viên ngọc. Ông may một cái túi đựng chúng và luôn luôn đeo ở cổ.

Một hôm Dã Tràng đi bộ nửa ngày đường đến nhà một người bà con ăn giỗ. Lúc đến nơi Dã Tràng sờ lên cổ giật mình mới nhớ ra vì vội vàng quá nên ông đã bỏ quên mất túi ngọc ở nhà. Ông thấy không thể nào an tâm ngồi ăn được. Mọi người đều lấy làm ngạc nhiên thấy ông vừa chân ướt chân ráo đến nơi đã vội cáo từ về ngay .

Nhưng khi về đến nhà, ông tìm mãi vẫn không thấy túi ngọc đâu cả. Ông rụng rời cả ngườị Đi tìm vợ, vợ cũng không thấy nốt. Nóng ruột, ông lục lọi khắp nơi . Cuối cùng ông bắt được một mảnh giấy do vợ ông viết để lại gài ở chỗ treo áọ Trong đó, vợ ông nói rằng có người của Long Vương lên bảo cho biết hễ ai bắt được túi ngọc đưa xuống dâng Long Vương thì sẽ được phong làm hoàng hậụ Bởi vậy bà ta đã trộm phép ông, đưa túi ngọc xuống thủy phủ rồi, không nên tìm làm gì cho mệt. Đọc xong thư vợ. Dã Tràng ngất đi . Ông không ngờ vợ ông lại có thể như thế được. Ông cũng không ngờ âm mưu của Long Vương thâm độc đến nước ấỵ Nghĩ đến hai thứ bảo vật, ông tức điên ruột. Sau cùng, ông dự tính chở cát lấp biển thành một con đường đi xuống thủy phủ để lấy lại túi ngọc vì ông còn nhớ cả đường lối đến cung điện của Long Vương . Mặc dầu mọi người can ngăn, ông cũng không nghe, bèn dọn nhà ra bờ biển làm công việc đó. Ngày ngày ông xe cát chở đến bờ quyết lấp cho bằng được. Cho tận đến chết, Dã Tràng vẫn không chịu bỏ dở công việc. Chết rồi ông hóa thành con còng còng hay cũng gọi là con Dã Tràng ngày ngày xe cát để lấp biển. Tục ngữ có câu :

Dã Tràng xe cát biển Đông .
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.

Hay là :

Công Dã Tràng hàng ngày xe cát,
Sóng biển dồn tan tác còn chi .

Hay là :

Con còng còng dại lắm không khôn .
Luống công xe cát sóng dồn lại tan .

Người ta nói ngày nay loài ngỗng sở dĩ không bao giờ ăn tép là vì chúng nó nhớ ơn loài tép đã thế mạng cho tổ tiên mình ngày xưa . Họ còn nói loài ngỗng có một cái mào trắng trên đầu là dấu hiệu để tang cho Dã Tràng để nhớ ơn cứu mạng. 
Read more…

Truyện thiếu nhi - Truyện Thạch Sanh Lý Thông

20:49 |

Truyện thiếu nhi  hay và cập liên tục chỉ có tại atruyencuoi.blogspot.com . Tuyển tập truyện dành cho các em học nhỏ tuổi. Truyện thiếu nhi - Truyện Thạch Sanh Lý Thông


Truyện thiếu nhi - Truyện Thạch Sanh Lý Thông
 Ngày xưa ở Quận Cao Bình có vợ chồng Bác tiền phu Thạch Nghĩa tuổi đã cao mà không có con. Vợ chồng ngày đêm lo buồn, càng ra sức làm việc nghĩa, như khơi cống, đào mương, đắp đường, vét giếng, cùng lo nấu nước giúp cho người qua đường uống, để mong trời trông lại mà cho một mụn con. Quả nhiên, về sau Thạch Bà thụ thai, nhưng ba năm chưa đẻ. Giữa lúc đó, Thạch Ông mất, Thạch Bà sinh hạ một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh. Sau đó mấy năm, Thạch Bà cũng mất, Thạch Sanh từ đó sống côi cút trong một túp lều dưới gốc đa, chỉ có một cái khố che thân và một cái búa đốn củi. Năm Thạch Sanh mười ba tuổi, Ngọc Hoàng sai tiên xuống dạy chàng đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông.

Một hôm, có anh hàng rượu tên là Lý Thông đi ngang qua đó ghé lại nghỉ chân. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lại mồ côi, có thể lợi dụng được, bèn kết nghĩa làm anh em, rồi đưa Thạch Sanh về nhà.

Bấy giờ có một con trăn tinh thường bắt người ăn thịt, quan quân mấy lần vây đánh nhưng nó nhiều phép thần thông, nên không ai làm gì được; nhà vua đành truyền lập miếu thờ, và cứ hàng năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải đi nộp mình. Mẹ con nghe tin, hoảng hốt, bàn định mưu kế đưa Thạch Sanh đi chết thay. Chiều hôm đó Thạch Sanh đi đốn củi về thì Lý Thông đãi rượu, rồi bảo:

-"Hôm nay có việc quan trọng, triều đình cắt phiên cho anh đi canh miếu thờ, ngặt vì anh trót cất mẻ rượu, sợ hỏng việc ở nhà; mong em chịu khó đi thay anh một đêm." Thạch Sanh không nghi ngờ gì cả, thuận đi ngay.

Nửa đêm, giữa khu rừng, bỗng gió thổi cây rung, không khí lạnh buốt, Trăn tinh hiện ra, giơ vuốt nhe nanh, hà hơi tóe lửa, sấn đến định ăn thịt Thạch Sanh. Thạch Sanh bình tĩnh, hoá phép đánh nhau với Trăn tinh, hồi lâu thì yêu quái bị giết chết, hoá ra một con trăn lớn. Thạch Sanh chặt lấy đầu mang về. Ðến nhà thì hết canh ba. Thạch Sanh gọi cửa, mẹ con Lý Thông ngỡ là hồn Thạch Sanh hiện về báo oán, ở trong nhà mẹ con cứ lạy lục, khấn vái mãi. Thạch Sanh mới rõ dã tâm của hai người cố tình đưa mình đến chỗ chết, nhưng Sanh tánh hiền lành, không giận, vui vẻ kể chuyện giết trăn cho mẹ con Lý Thông nghe. Lý Thông nghe xong, nảy ra một mưu thâm độc. Nó dọa Thạch Sanh rằng Trăn tinh là của nhà vua nuôi xưa nay, bây giờ giết đi, tất thế nào cũng bị tội chết. Rồi khuyên Thạch Sanh trốn đi, để hắn ở nhà kiếm cách thu xếp trở về thôn cũ ở gốc đa. Còn Lý Thông thì đêm ngày trẩy kinh, tâu vua đã trừ được Trăn tinh và hắn được Vua phong chức đô đốc.
Bấy giờ công chúa con vua muốn kén phò mã, bảng yết khắp dân gian, điệp gửi cùng các nước, nhưng không chọn được ai vừa ý. Một hôm công chúa đi dạo vườn hoa, bỗng con yêu tinh Ðại bàng sà xuống cắp đi mất. Tình cờ đại bàng bay ngang trên cây đa có Thạch Sanh đang ngồi thẫn thờ dưới gốc cây. Thạch Sanh thấy vậy, liền gương cung bắn một phát trúng ngay vào cánh. Nhưng đại bàng rút tên ra rồi tiếp tục bay đi, Thạch Sanh lần theo vết máu đỏ, thấy đại bàng chui vào một cái hang rất kiên cố. Chàng đánh dấu lối vào hang và trở về.

Khi nghe tin công chúa bị yêu quái cắp đi mất tích nhà vua đau lòng xót ruột, truyền cho lý Thông đi tìm, hứa tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lý Thông vừa mừng vừa lo, bèn lập mưu mở hội hát xướng trong mười ngày, sức cho nhân dân đến xem mục đích để dò hỏi nghe ngóng tin tức. Tám chín ngày đã qua, mà không nghe ai nói một lời gì về chuyện đại bàng bắt người cả. Tin Lý Thông mở hội hát xướng đồn đến tai Thạch Sanh, chàng lần về thăm, gặp Thạch Sanh, Lý Thông tỏ mối lo không tìm được công chúa. Thạch Sanh thật thà mà kể lại về việc bắn trúng cánh chim. Lý Thông mừng lắm, lập tức nhờ Thạch Sanh dẫn đường, mang lính đến nơi sào huyệt của yêu quái. Thạch Sanh tình nguyện xuống hang tìm công chúa hộ bạn. Quả nhiên gặp công chúa ở đó, Thạch Sanh bèn lấy thuốc mê, bảo công chúa đưa cho đại bàng uống. Ðoạn Thạch Sanh buộc công chúa vào dây, ra hiệu cho Lý Thông ở ngoài hang kéo lên. Xong chàng sửa soạn lên theo, nhưng Lý Thông đã ra lệnh cho quân lính lấp kín hang lại mất rồi. Giữa lúc đó thì đại bàng tỉnh lại. Thấy mất công chúa, hắn nổi giận lôi đình gầm lên, vách đá ầm ầm rung chuyển. Nhưng Thạch Sanh hoá phép đánh nhau với nó, cuối cùng đại bàng bị giết chết, Thạch Sanh mò tìm lối ra, đi đến một nơi, chàng thấy có một cũi sắt trong giam một người con trai. Thì ra đó là thái tử con vua Thủy Tề, bị đại bàng giam đã ngót một năm. Thạch Sanh lấy cung vàng bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử mời Thạch Sanh về thủy cung để vua cha được đền ơn. Vua Thủy Tề mừng lắm, tặng Thạch Sanh vô số vàng bạc châu báu, nhưng chàng đều từ chối không nhận, chỉ nhận lấy một cây đàn. Xong rồi từ giã vua và thái tử, lên trần gian, về chốn cũ ở gốc đa.

Bấy giờ hồn Trăn tinh và Ðại bàng, khổ sở đói khát, đi thang lang, thất thểu, tình cờ gặp nhau, bèn bàn định mưu kế trả thù Thạch Sanh. Chúng lẻn vào kho vua ăn trộm ngọc ngà châu báu, rồi mang về để ở gốc đa, chỗ của Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Nói về công chúa, từ khi lên khỏi hang, chờ Thạch Sanh lên. Thấy Lý Thông đã lấp mất cửa hang, uất ức lên mà hóa câm. Khi trở về cung, ai hỏi gì nàng cũng không nói. Vua buồn rầu sai Lý Thông lập đàn cầu nguyện, nhưng đàn lập đã một tháng mà công chúa vẫn không nói được. Kịp đến cho Thạch Sanh bị bắt giao cho Lý Thông xét sử, thì Lý Thông bèn định tâm giết đi cho khỏi lo ngại về sau. Ngồi trong ngục. Thạch Sanh buồn tình lấy đàn ra gẩy, Không ngờ cây đàn ấy lại là đàn thần . Gẩy đến đâu đàn kể lể đến đó, nó kể rõ đầu đuôi câu chuyện, nó tố cáo tội ác của Lý Thông, nó oán trách sự hờ hững của công chúa. Nó kêu lên, nó rền rĩ, ngân nga trong cung này đến cung nọ. Công chúa ngồi trên lầu, nghe tiếng đàn bỗng reo mừng, cười nói, xin vua cha cho gọi người gẩy đàn. Vua đòi Thạch Sanh kể lại sự tình cho vua nghe, từ khi mồ côi cha mẹ, học phép tiên, kết bạn với Lý Thông, khi chém Ttrăn tinh, khi bắn đạ bàng, cứu công chúa và bị lấp cửa hang. Khi cứu con vua thuỷ tề, khi bị hồn yêu tinh vu oan giáo hoạ.

Vua liền truyền lệnh hạ ngục mẹ con Lý Thông, và giao cho Thạch Sanh được toàn quyền xử định. Thạch Sanh thương tình cho hai mẹ con Lý Thông trở về làng, nhưng dọc đường hai mẹ con gặp trận mưa giông và cả hai đều bị sét đánh chết.

Kế đó, vua cho Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa, tin ấy truyền đi, thái tử mười tám nước chư hầu trước đã ôm hận vì bị công chúa ruồng rẫy, nay vua gả cho một thằng khố rách áo ôm, liền cất binh mã đến hỏi tội .Vua sai Thạch Sanh ra dẹp giặc. Khi giáp trận, Thạch Sanh lại đem cây đàn của mình ra gẩy. Tiếng đàn khi khoan khi nhặt, êm ấm lạ thường, khiến cho quân địch phải xúc động, người thì bồi hồi thương con, thương vợ, kẻ thì bâng khuâng nhớ tới quê hương ,không một ai còn nghĩ tới chiến đấu nữa. Thái tử mười tám nước chư hầu thấy thế khiếp sợ vội vàng xin hàng, Thạch Sanh dọn một liêu cơm nhỏ cho chúng ăn, nhưng chúng ăn mãi không hết. Chúng càng phục Thạch Sanh rập đầu lậy tạ kéo nhau về nước.

Vua liền làm lễ nhường ngôi cho Thạch Sanh. Khi lên ngôi công việc đầu tiên của Thạch Sanh là xóa thuế, phóng thích tù nhân, và khuyến khích muôn dân trăm họ theo nghề nông trang.Từ đó, nhân dân mới được yên ổn làm ăn nhà nhà được no ấm đông vui.
Read more…